chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Cách bố trí thép sàn 1 lớp – những điều cần lưu ý

Cách bố trí thép sàn 1 lớp

Trong thi công xây dựng, việc bố trí thép sàn là một công đoạn vô cùng quan trọng bởi nó đảm nhiệm độ chắc chắn, chịu lực của sàn hoặc dầm móng. Tùy thuộc vào tính chất của đất và yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn sử dụng thép sàn 1 lớp hay 2 lớp cho phù hợp. Vậy bố trí thép sàn 1 lớp như thế nào cho hợp lý? Khi nào nên dùng thép sàn 1 lớp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thép sàn 1 lớp qua bài viết dưới đây nhé!

Bố trí thép sàn 1 lớp

Bố trí thép sàn 1 lớp

Kết cấu thép sàn 1 lớp là gì?

Kết cấu thép sàn 1 lớp là kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp, là sự kết hợp giữa dầm và cột nhằm làm phần đỡ cho thép sàn. Thép sàn 1 lớp phù hợp với sàn đơn giản kê 2 cạnh hoặc những tấm sàn đơn lẻ trên nền đất. 

Thép sàn 1 lớp được sử dụng phổ biến ở các công trình do chính dầm truyền tải trọng đến cột đồng thời truyền tải trọng xuống móng công trình. Do đó, chúng ta thường bố trí thép sàn 1 lớp cho những loại sàn:

  • Sàn tấm đan đơn giản cho bể phốt, hố gas, nắp hầm chứa,…
  • Sàn ô văng, mái che trên đầu kê 1 cạnh vào tường và liên kết với lanh tô.

Kết cấu thép sàn 1 lớp có đảm bảo không?

Vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay khi bố trí thép sàn 1 lớp không chỉ còn là giá mà là nó có đảm bảo hay không. Để xác định kết cấu thép sàn 1 lớp có đảm bảo hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. 

Thép sàn 1 lớp có tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao nên tải trọng có lớn thì phần thép sàn đều nhỏ và nhẹ hơn các vật liệu xây dựng khác. Hơn nữa, độ chịu lực cao, độ bền lâu nếu biết cách bố trí thép sàn 1 lớp.

Bố trí thép sàn 1 lớp có đảm bảo?

Bố trí thép sàn 1 lớp có đảm bảo?

Ngoài ra, thép sàn 1 lớp có cấu tạo linh hoạt, được sản xuất đồng bộ theo thiết bị hiện đại. Do đó, giá thành khá thấp và bình ổn hơn nhiều loại vật liệu khác. Nhờ có sự biến đổi linh hoạt nên khi có sự thay đổi về bề mặt sàn kiến trúc thì kiến trúc sư có thể tận dụng chuyên môn để sửa đổi. Chính vì thế, đối với những tải trọng vừa thì thép sàn 1 lớp vẫn có thể đáp ứng được tải trọng.

Tuy nhiên, với những công trình cao tầng thì cần cân nhắc lại bởi độ chịu lực lên một tải trọng quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến công trình, gây mất an toàn.

Khi nào thì nên bố trí thép sàn 1 lớp

Bố trí thép sàn là công việc sắp xếp thép theo một trật tự nhất định trong quá trình thi công xây dựng công trình. Việc sắp xếp này phải giống với bản vẽ thiết kế, như vậy kỹ sư mới dễ dàng kiểm soát được độ chính xác và tiến độ của quá trình thi công.

Việc bố trí thép sàn sẽ giúp giữ sàn nhà không bị nứt nẻ, sụt lún sau thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, cơ lý của thép ổn định kết hợp với phim giúp giữ nước tốt hơn, cốp pha thép giúp đảm bảo độ cứng để thành chống không bị bật ra trong quá trình đổ bê tông.

Vậy khi nào thì nên bố trí thép sàn 1 lớp? Việc xác định khi nào nên sử dụng thép sàn 1 lớp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận tổng quan thì kết cấu thép sàn 1 lớp sẽ được sử dụng ở các công trình như công trình có tài sản nhỏ gồm nhà cấp 4, nhà 1 tầng,…công trình có sự kết cấu của dầm, tường chắc chắn và công trình mặt sàn bản kê 4 cạnh.

Cách bố trí thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 lớp chịu trực tiếp tải trọng của ngôi nhà nên thường kết hợp với cột và dầm để giảm bớt trọng lượng. Do đó, cách bố trí thép sàn 1 lớp đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công xây dựng và hoàn thành công trình. Chính vì vậy, kết cấu thép sàn 1 lớp có thể bố trí bằng 2 cách sau:

Cách bố trí thép sàn 1 lớp

Cách bố trí thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 phương

Thép sàn 1 phương là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định khiến tải trọng chuyển toàn bộ vào dầm và cột rồi đi trực tiếp xuống móng. Do đó, khi thi công có thể để kê lên tường hay đổ khối liền với dầm sao cho chúng nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.

Tại sao lại gọi là thép sàn 1 phương? Bởi thép được bố trí theo kết cấu này chỉ hoạt động theo một phương tức tải trọng sẽ truyền vào dầm theo phương vuông góc. Tuy nhiên, chiều dài của thép sàn khác nhau nên tải trọng công trình sẽ không được truyền hết vào dầm.

Thép sàn 2 phương

Thép sàn 2 phương là dạng thép sàn uốn theo 2 phương và không bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách bố trí thép sàn 1 lớp 2 phương cũng giống với thép sàn 1 phương nhưng chỗ liên kết với dầm ở thép sàn 2 phương sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh kề. Chính vì vậy mà thép sàn 2 phương được sử dụng nhiều hơn thép sàn 1 phương trong các công trình nhỏ với tải trọng lớn hơn 1000kg/m3.

Những lưu ý khi thi công bố trí thép sàn 1 lớp 

Sàn là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng của công trình mà hệ thống sàn lại được đỡ bởi dầm và cột xuống móng nên khi bố trí thép sàn 1 lớp cần phải cẩn trọng. Nếu không toàn bộ công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây mất an toàn cho mọi người. Dưới đây là một số lưu ý khi thi công thép sàn 1 lớp.

  • Bố trí thép chính xác: trước khi bố trí cần phải tính toán lực truyền tải chính xác để kiểm soát khả năng chịu lực. Bên cạnh đó, cần kiểm soát về tần số và độ rung khi thi công.
  • Xác định hình thức và vị trí nối của thép sàn: điều này giúp tính toán chính xác khả năng chịu lực của công trình.
  • Kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm: kết hợp thiết kế những phần khác tạo nên sự thống nhất trong kết cấu để không làm hư hại thép.
  • Không sử dụng thép rỗng, thép vuông bởi tải trọng của chúng kém hơn so với thép thường.
  • Sử dụng thép tốt: thép sàn tốt là loại có tính đàn hồi cao, dễ khoan cắt. Như vậy mới đảm bảo được độ an toàn và bền vững cho công trình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bố trí thép sàn 1 lớp trong thi công xây dựng công trình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thép sàn 1 lớp và bên cạnh việc xác định lớp thép thì cần tuân thủ tiêu chuẩn.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Bài viết cùng chuyên mục