chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Bật mí một số mẹo giúp tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế

Những mẫu nhà bê tông cốt thép khi thi công sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí nên không phù hợp với những ai muốn hoàn thành ngôi nhà trong thời gian ngắn hay nguồn ngân sách hạn chế. Nhưng không phải không lựa chọn xây nhà bằng bê tông cốt thép sẽ không có lựa chọn nào khác. Công nghệ ngày càng phát triển, nhà tiền chế ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là giải pháp giúp xử lý những hạn chế mà nhà truyền thống vẫn chưa giải quyết được. Vậy chi phí xây nhà tiền chế hết bao nhiêu? là mối bận tâm của rất nhiều gia chủ khi có ý định xây nhà theo mô hình này.

Chi phí xây nhà tiền chế

Chi phí xây nhà tiền chế

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là loại nhà được làm bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật chỉ định sẵn. Quá trình làm ra một ngôi nhà hoàn chỉnh gồm 2 bước chính là thiết kế, gia công các cấu kiện và tiến hành lắp dựng tại công trường. 

Các cấu kiện dùng để thi công nhà tiền chế đều được sản xuất đồng loạt ở nhà máy nên có sự đồng đều cao và đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, số lượng người lựa chọn sử dụng nhà thép tiền chế ngày một nhiều. Hiện nay, nhà tiền chế được xây dựng với 4 loại hình sau:

  • Nhà tiền chế dân dụng là loại nhà dùng để ở, có mẫu mã đa dạng.
  • Nhà tiền chế công nghiệp như nhà kho, phân xưởng,…
  • Nhà tiền chế thương mại như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trung tâm thương mại,…
  • Nhà tiền chế quân sự là loại nhà nhằm phục vụ cho quân đội như các doanh trại.

Ưu điểm của nhà tiền chế so với nhà bê tông cốt thép

Không phải tự nhiên mà nhiều người lựa chọn sử dụng nhà thép tiền chế thay vì sử dụng nhà bê tông cốt thép ở những công trình nhất định. Khi xây nhà khung thép tiền chế sẽ tiến hành làm sàn bê tông siêu nhẹ lắp ghép hoặc tường lắp ghép nên đem đến những lợi ích như:

  • Giảm chi phí đầu tư cho nền móng: do trọng lượng của nhà khung thép tiền chế nhẹ hơn rất nhiều so với nhà bê tông truyền thống nên yêu cầu về móng không khắt khe.
  • Trọng lượng nhẹ hơn: những ngôi nhà làm bằng bê tông cốt thép sẽ có trọng lượng lớn vì được cấu tạo bởi những cốt liệu nặng. Còn nhà tiền chế được cấu tạo bởi những vật liệu được sản xuất trong nhà máy theo công nghệ mới nên có trọng lượng nhẹ hơn.
  • Thời gian xây nhà nhanh chóng: kết cấu của nhà tiền chế hay nhà truyền thống đều giống nhau nhưng nhà tiền chế sử dụng những vật liệu có sẵn nên thời gian thi công nhanh hơn rất nhiều. Thời gian làm nhà có thể rút ngắn ½ đến ⅓ so với nhà truyền thống.
Ưu điểm của nhà tiền chế

Ưu điểm của nhà tiền chế

  • Có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn chất liệu bằng thép giúp tiết kiệm khoảng 35% so với nhà truyền thống.
  • Tính linh hoạt cao: dễ dàng tháo rời, vận chuyển, lắp đặt và bảo trì mà vẫn có thể tái sử dụng được.
  • Khả năng chịu lực và độ tin cậy cao.
  • So với nhà truyền thống, nhà thép tiền chế giúp tiết kiệm vật liệu phụ.
  • Thi công đơn giản, nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Tận dụng được đối đa diện tích, không gian ngôi nhà.
  • Dễ dàng mở rộng diện tích, không gian khi có nhu cầu.
  • Khả năng chống thấm nước cao.

Những hạn chế của nhà tiền chế

Bên cạnh những ưu điểm thì nhà tiền chế vẫn còn một số hạn chế như:

  • Khả năng kháng lửa thấp do thép không dễ cháy nhưng ở nhiệt độ 500 độ C đến 600 độ C thì thép sẽ biến thành nhựa, độ bền giảm, dễ bị sụp đổ. Để khắc phục tình trạng này, các công trình nhà tiền chế hiện nay đều được phủ vật liệu chống cháy.
  • Sau thời gian sử dụng, thép sẽ bị ăn mòn và gỉ khiến công trình dễ bị đổ sập. Do đó, để tránh tình trạng ăn mòn thép cần tiến hành sơn bên ngoài vừa bảo vệ vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Chi phí xây nhà tiền chế hết bao nhiêu?

Cách tính chi phí xây nhà tiền chế

Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà khung thép lắp ghép nên công trình này không cần đổ cột và dầm bê tông như cách xây nhà truyền thống. Làm nhà tiền chế có thể kết hợp xây tường gạch hoặc làm tường lắp ghép, làm sàn bê tông siêu nhẹ hay làm trần mái tôn đều được. Vậy chi phí xây nhà tiền chết hết bao nhiêu? Hiện tại, chi phí xây nhà tiền chế được chia theo các gói sau:

  • Chi phí xây thô có giá dao động từ 2.200.000 VNĐ/m2 đến 2.500.000 VNĐ/m2.
  • Chi phí xây trọn gói với vật tư trung bình 
  • Chi phí xây trọn gói với vật tư khá
  • Chi phí xây trọn gói với vật tư tốt

Trong đó, giá thi công trọn gói bao gồm:

  • Khảo sát và thiết kế bản vẽ nhà tiền chế.
  • Gia công cấu kiện theo bản vẽ đã có sẵn.
  • Vận chuyển cấu kiện đến vị trí thi công.
  • Thi công lắp ghép nhà tiền chế.

Do đó, để tính tổng chi phí xây nhà tiền chế thì bạn đọc có thể áp dụng công thức:

Tổng chi phí xây dựng = tổng diện tích x đơn giá xây dựng 

Tuy nhiên, những mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo vì giá xây dựng vẫn có thể thay đổi lên xuống tùy thuộc vào thị trường, vị trí lô đất, chất lượng vật tư xây dựng, kiểu dáng, phong cách thiết kế,….

Cách tính chi phí xây nhà tiền chế

Cách tính chi phí xây nhà tiền chế

Cách tính diện tích các hạng mục xây nhà tiền chế

  • Đối với móng bè sẽ tính bằng 50% diện tích, móng mọc và móng băng tính bằng 20% diện tích.
  • Đối với sàn trệt và tầng thượng có mái che sẽ tính bằng 100% diện tích, còn tầng thượng không có mái che được tình bằng 50% diện tích.
  • Đối với mái tôn được tính bằng 30% diện tích, mái bê tông cốt thép, mái ngói kèo sắt tính theo mặt nghiêng, mái ngói bê tông cốt thép tính theo mặt nghiêng sẽ lần lượt được tính bằng 50%, 70% và 100% diện tích.
  • Đối với sân trước và sân sau tính bằng 50% diện tích.
  • Khoảng thông tầng nhỏ hơn 8m2 sẽ tính 100% diện tích còn lớn hơn 8m2 sẽ tính là 50% diện tích.

Một số mẹo giúp tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế

Dù làm bất kỳ công việc gì thì việc tiết kiệm được chi phí là một chuyện vô cùng tốt. Hai ngôi nhà có cùng diện tích nhưng chi phí thi công xây dựng chưa chắc đã như nhau bởi có rất nhiều yếu tố tác động vào chi phí. Chính vì vậy, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc một số mẹo nhỏ để tiết kiệm chi phí xây nhà tiền chế.

  • Vị trí xây dựng thuận lợi: tại sao vị trí xây dựng lại ảnh hưởng đến chi phí? Bởi nếu đất nhão, mềm, tầng địa chất yếu sẽ kéo theo sự mất an toàn khi sử dụng công trình vì nơi đất thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở, sụt, lún,…. Nếu muốn chắc chắn bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí để gia cố, đầm nền, tôn tạo đất,…Hay những công trình ở sâu trong các hẻm nhỏ cũng sẽ khiến việc vận chuyển vật liệu xây dựng trở nên khó khăn. Do đó, để tiết kiệm chi phí nên chọn nơi có tầng địa chất chắc chắn, thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư xây dựng.
  • Phải trau dồi kiến thức cơ bản về xây dựng để có thể quản lý mọi việc trong quá trình thi công, vấn đề về thủ tục pháp lý,…như vậy sẽ giảm được những khoản chi phí không đáng có.
  • Xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của công trình tương lai là gì. Điều này giúp bạn có thể tận dụng được tối đa diện tích và tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng do thừa công năng sử dụng.
  • Tìm và thuê nhà thầu uy tín, chất lượng vì thị trường xây dựng ngày phát triển mạnh mẽ nên có rất nhiều công ty ma. Bạn cần dành thời gian tìm hiểu kỹ về các công ty xây dựng có tiếng hiện nay và xem sản phẩm của họ để xác định được tay nghề. Hơn nữa, khi kỹ hợp đồng phải kiểm tra các mục trong đó có rõ ràng, minh bạch hay không.
  • Trong hợp đồng phải có khoản thời gian bàn giao công trình, tiến độ công việc rõ ràng. Như vậy có thể đảm bảo được chất lượng công trình và tránh những được những nguyên nhân gây phát sinh chi phí.

Nhà tiền chế không phải loại hình nhà mới nhưng vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình nhà này và biết được chi phí xây nhà tiền chế là bao nhiêu để có thể chuẩn bị được tốt nhất.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Bài viết cùng chuyên mục