Tin tức

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô không thể bỏ lỡ

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô

Kinh nghiệm hoàn thiện xây thô là vấn đề mà mọi gia chủ quan tâm, tìm hiểu khi công trình của mình chuẩn bị bước vào khâu hoàn thiện nhà. Bởi giai đoạn này rất dễ phát sinh chi phí ngoài dự kiến mà gia chủ không biết lý do tại sao. Do đó, dù thuê đơn vị thi công trọn gói thì bạn vẫn cần giám sát và theo dõi công trình. Hãy “bỏ túi” những kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô để tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc nhé!

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô

Nhà xây thô là gì?

Nhà xây thô là công trình đã xây dựng phần móng, bể ngầm, hệ thống kết cấu chịu lực gồm khung, cột, dầm, sàn bê tông, mái bê tông, cầu thang, tường bao,…Đây được xem như là bộ khung chịu lực của ngôi nhà theo hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã có từ trước.

Phần xây thô là tiền đề rất quan trọng trong quy trình cũng như hạng mục thi công sau này. Do đó, cần phải tính toán kỹ kết cấu của công trình một cách chi tiết nhất. Nếu phần xây thô không xảy ra vấn đề gì thì phần hoàn thiện sẽ diễn ra rất thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể thời gian, tiền bạc.

Hoàn thiện nhà là gì?

Hoàn thiện nhà là công đoạn được thực hiện sau khi ngôi nhà đã hoàn thành xong phần xây thô. Đây là công đoạn cuối cùng để công trình có thể đưa vào sử dụng. Khâu hoàn thiện đóng vai trò quyết định tính thẩm mỹ và sự tiện dụng của công năng sử dụng của công trình. So với phần xây thô thì phần hoàn thiện không tốn kém quá nhiều kinh phí nhưng nó quyết định chất lượng sống của các thành viên trong gia đình nên cần phải chú trọng, sát sao khi thi công.

Tuy nhiên, phần hoàn thiện là phần dễ phát sinh chi phí lẫn thời gian thi công nên gia chủ cần có kế hoạch chi tiết. Bên cạnh đó, bạn nên có một khoản ngân sách dự trù để phòng khi có những phát sinh xảy ra.

Các hạng mục hoàn thiện nhà xây thô

Bước 1: trát tường

  • Theo kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô, để tiến hành trát tường thì bề mặt tường cần phải khô hoàn toàn để đảm bảo không ảnh hưởng gì đến hỗn hợp vữa trát. Nếu tường quá khô thì cần dùng nước sạch làm ẩm bề mặt rồi tiến hành trát.
  • Tường sau khi trát cần được làm phẳng bằng đá mài để loại bỏ tạp chất tránh ảnh hưởng đến khả năng bám dính của sơn bả cũng như tính thẩm mỹ của công trình.
  • Dùng giấy nhám để ráp lại bề mặt tường, sau đó dùng khăn sạch hoặc máy nén khí để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên bề mặt tường.
  • Trước khi trát cần kiểm tra lại chất lượng vữa lần nữa để đảm bảo vữa sau khi trát phải láng mịn, không xuất hiện những vết nứt nhỏ.
Cách trát tường đẹp, đúng kỹ thuật

Cách trát tường đẹp, đúng kỹ thuật

Bước 2: láng sàn

  • Không cần khô giống như tường, sàn nhà khi chưa khô hẳn hay vừa se lại thì nên láng sàn ngay lập tức bởi nếu sàn quá khô sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng liên kết giữa vữa với bề mặt sàn.
  • Trong trường hợp sàn quá khô thì nên băm mặt bê tông, sau đó chải và rửa sạch rồi tiến hành láng sàn.
  • Sàn sau khi láng xong phải bằng phẳng và láng mịn. Nếu xuất hiện các vết lồi lõm cần có biện pháp xử lý ngay lập tức.

Bước 3: lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước

  • Theo kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô, để đảm bảo an toàn cũng như thẩm mỹ của công trình, gia chủ nên thuê đội ngũ chuyên về lắp đặt hệ thống điện nước. Như vậy vừa đúng theo chỉ dẫn trong bản vẽ kỹ thuật vừa mang lại sự an toàn khi sử dụng.
  • Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt hệ thống điện nước âm tường, do đó mà rất khó để kiểm tra khi có sự cố. Vì vậy cần kiểm tra kỹ các mối nối trước khi lắp đặt để tránh phải đục tường khi xảy ra sự cố gây tốn chi phí, thời gian và thẩm mỹ của công trình.
  • Để hệ thống điện nước được bền vững nên chọn các sản phẩm chất lượng, uy tín và có thương hiệu.
  • Không nên bố trí quá nhiều ổ cắm điện trong một không gian vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.

Bước 4: ốp lát gạch

  • Đối với yêu cầu khi ốp lát gạch, độ dốc của mặt ốp phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, bề mặt phải láng mịn. Sau khi ốp xong thì các mạch lát phải khít, đầy vữa, không được nổi cộm hay có gờ.
  • Tùy từng khu vực mà lựa chọn loại gạch phù hợp, chẳng hạn với phòng tắm, nhà bếp, cầu thang nên lựa chọn loại gạch chống trơn trượt tốt, với phòng khách nên lựa chọn gạch màu sáng để không gian được rộng rãi, thoáng đãng.
Ốp lát gạch

Ốp lát gạch

Bước 5: sơn bả tường

  • Trước khi tiến hành sơn màu bên ngoài, cần phải sơn lớp chống thấm rồi sơn lót 2 lớp màu trắng. Điều này giúp công trình không bị xuất hiện tình trạng ẩm mốc sau thời gian sử dụng và giúp màu sơn được bền, đều màu.
  • Nên chọn sơn an toàn cho sức khỏe người dùng, khả năng thoát ẩm tốt để hạn chế tình trạng phồng rộp làm ảnh hưởng đến chất lượng và mất đi tính thẩm mỹ của công trình.
  • Sau khi sơn xong phải đảm bảo yêu cầu: bề mặt sơn phải đồng đều, không bị loang lổ hay có vết ố, mặt sơn không có vết nứt, không vón cục và có độ bóng nhất định.

Bước 6: lắp đặt nội thất

Theo kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô của chúng tôi, lắp đặt nội thất là bước cuối cùng và được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện. Bởi cần lựa chọn những món đồ phù hợp với không gian, kiểu kiến trúc của công trình và đảm bảo trong khoản ngân sách đã dự tính. Khi sắp xếp đồ nội thất cần bài trí khoa học để đảm bảo về công năng lẫn tính thẩm mỹ. 

Muốn việc lắp đặt nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí, bạn nên có sơ đồ thiết kế nội thất hoàn chỉnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư về cách bài trí để đảm bảo không bị lãng phí, không phạm phải phong thủy.

Bước 7: bàn giao

Sau khi hoàn thiện toàn bộ các hạng mục có trong hợp đồng, nhà thầu cần dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ rồi mới tiến hành bàn giao cho gia chủ.

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô mà gia chủ nên biết

Để sở hữu một ngôi nhà ưng ý, hài hòa giữa công năng và tính thẩm mỹ thì gia chủ cần phải nắm vững những kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô.

Chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp

Điều đầu tiên mà gia chủ cần có về kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô chính là lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp. Hiện nay, trên thị trường có 2 nhóm thi công phổ biến là thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp và thuê các nhóm đội thợ hồ riêng lẻ. Mỗi nhóm thi công sẽ có những ưu điểm riêng biệt:

  • Đối với nhóm thợ hồ riêng lẻ: bạn sẽ tiết kiệm được chi phí hoàn thiện nhà, chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc, thời gian cho từng nhóm thợ thi công, có thể tiếp xúc trực tiếp với đội thợ để có thể giám sát một cách tỉ mỉ và bạn có thể kiểm soát được giá thành từng loại vật tư xây dựng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nhóm thợ này sẽ dễ xảy ra tình trạng không hiểu ý nhau trong quá trình làm việc làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng thi công. Bên cạnh đó, không ai là người đứng ra chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
  • Đối với đơn vị thi công chuyên nghiệp: khi có vấn đề xảy ra sẽ có người đứng ra chịu trách nhiệm và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Do đó mà chất lượng công trình, vật tư xây dựng và tiến độ thi công được đảm bảo. Bên cạnh đó, sau khi công trình hoàn thành sẽ có cam kết bảo hành, bảo dưỡng nên gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, việc thuê đơn vị chuyên nghiệp sẽ tốn kém chi phí hơn so với thuê đội thợ riêng lẻ.

Đọc và hiểu hết hợp đồng trước khi ký

Trước khi ký hợp đồng gia chủ cần hết sức lưu ý những điều khoản có trong hợp đồng. Bởi có nhiều đơn vị thi công sẽ đưa ra các điều khoản vô lý, không có lợi cho bạn. Vì vậy, cần phải đọc kỹ để đưa ra những ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ cho nhà thầu để khi có vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết.

Trong kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô, chúng tôi muốn bạn lưu ý đến các điều khoản trong hợp đồng, cụ thể như chính sách bảo hành, tiến độ thi công công trình cũng như từng hạng mục, các gói vật liệu,….

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô

Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô

Giám sát công trình, tích cực trao đổi với nhà thầu

Giám sát công trình, tích cực trao đổi với nhà thầu cũng là một trong những kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô mà gia chủ cần phải biết. Dù là thuê nhóm đơn vị thiết kế, xây dựng nào thì gia chủ vẫn nên sát sao theo dõi tiến độ làm việc. Bên cạnh đó, nên tích cực trao đổi với nhà thầu để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.

Nắm rõ tiến độ thi công

Trong kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô thì nắm rõ tiến độ thi công cũng là một trong những kinh nghiệm cần phải có. Bởi nếu như gia chủ không biết tiến độ thi công xây dựng đến đâu thì sẽ không biết công trình của mình đã đến thời gian quy định hay đã quá rồi. Do đó, cần phải nắm rõ tiến độ thi công để có thể đốc thúc đơn vị xây dựng làm cho kịp tiến độ, thời gian đã quy định.

Những sai lầm cần tránh khi hoàn thiện nhà xây thô 

Thống kê cho thấy, nếu không có kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô thì gia chủ thường sẽ mắc phải một số sai lầm không đáng có mà ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng, tính thẩm mỹ công trình và chi phí xây dựng.

  • Chọn đơn vị thi công báo giá quá rẻ: nhiều người do có ngân sách hạn hẹp mà thuê đơn vị thi công giá quá rẻ so với mặt bằng thị trường. Điều này khiến công trình bị xuống cấp sau thời gian sử dụng do vật tư không đảm bảo chất lượng hoặc sẽ bị phát sinh chi phí vì nhà thầu lởm sẽ đưa ra các hạng mục không cần thiết để tăng chi phí xây dựng.
  • Chọn vật liệu sai: nhiều người chưa tìm hiểu kỹ về giá thành, chất lượng cũng như đặc tính của từng loại vật liệu nhưng thấy nhiều người sử dụng nên chọn theo mà không biết công trình của mình có thể dùng chúng không.
  • Chọn nội thất hoàn thiện sai: có rất nhiều gia chủ bỏ qua lời khuyên hữu ích mà chọn nội thất hoàn thiện nhà xây thô theo sở thích của bản thân hay mù quáng chạy theo xu hướng. Điều này khiến công trình không đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ mà gia chủ vẫn tốn một khoản chi phí.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc xây nhà để có một công trình như ý muốn.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]