Tin tức

Nguyên nhân và cách xử lý mái nhà bị nứt hiệu quả nhất

Mái nhà bị nứt và nguyên nhân

Trong thi công xây dựng nhà ở thường khó tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn cũng như thợ thi công ẩu, thiếu kỹ thuật dẫn đến hậu quả là vô cùng khó khăn trong việc xử lý và sửa chữa. Tình trạng mái nhà bị nứt sau thi công luôn là tình trạng khiến nhiều gia chủ lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào. Dưới đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về mái nhà bị nứt, hãy cùng theo dõi nhé.

Mái nhà bị nứt và nguyên nhân

Nguyên nhân và cách xử lý mái nhà bị nứt

Nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Khi xác định mức độ nghiêm trọng của mái nhà bị nứt chúng ta cần đánh giá qua việc quan sát các vết nứt, căn cứ vào độ nông sâu của vết nứt cũng như kích thước của vết nứt to hay nhỏ. Sau đó xác định xem vết nứt đó là vết nứt sâu của bê tông trần hay là vết nứt của vữa trát trần. 

Với những vết nứt nhỏ thường là nứt của vữa trát tường, những vết nứt này thường không quá nguy hiểm và dễ dàng xử lý hơn bởi nó hầu như không phát triển gì thêm. Những vết nứt vữa chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà, ảnh có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu toàn ngôi nhà.

Còn đối với vết nứt sâu, dài, kích thước lớn  rất có thể nứt sâu kết cấu bên trong của bê tông trần. Những vết nứt này rất nguy hiểm và khó khăn trong việc xử lý, cần xử lý một cách kịp thời bởi hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu bê tông và toàn bộ căn nhà. 

Nguyên nhân gây ra mái nhà bị nứt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mái nhà bị nứt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các vết nứt trên mái nhà để có được những biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Mái nhà bị nứt có nguy hiểm không

Nguyên nhân mái nhà bị nứt

Do chất lượng móng nhà không tốt

Móng nhà đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết cấu của toàn bộ công trình. Trong quá trình thi công móng nhà, không có những phương án cũng như các biện pháp kỹ thuật phù hợp như gia cố móng, ép cọc, dầm thì sau một thời gian sử dụng, móng nhà dễ bị thụt lún, đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mái nhà bị nứt vô cùng nguy hiểm. Vì vậy thi thi công phần móng, gia chủ cần chú ý và đưa ra những phương án thi công phù hợp, đảm bảo móng nhà đạt chất lượng tốt nhất nhé. 

Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn

Khi đổ bê tông mái, ngoài việc cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật thì chất lượng bê tông cũng là điều mà gia chủ cần quan tâm nếu muốn kết cấu của công trình đạt hiệu quả cao. Trong nhiều trường hợp, chủ thầu sử dụng mánh khóe rút ruột công trình bằng cách pha trộn bê tông không đạt chuẩn, có thể là giảm tỷ lệ xi măng, vật liệu xây dựng như sắt thép dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, điều này tác động lớn đến mái nhà bị nứt.

Một nguyên nhân khác khiến bê tông không đạt chuẩn là trong quá trình đổ mái, thời tiết không thuận lợi như mưa quá to hoặc thời tiết quá nắng, vì vậy cần có các biện pháp khắc phục kịp thời để bê tông đạt chất lượng tốt nhất.  

Do lỗi kết cấu quá tải

Lỗi kết cấu quá tải cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mái nhà bị nứt, lỗi này thường xảy ra khi các kỹ sư đưa nhầm lẫn khi định hướng kết cấu công trình hoặc khi thi công gặp những sai sót. Trong xây dựng, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ công trình. Vì vậy trước khi thi công cần có một phương án xây dựng chuẩn xác và thực hiện một cách bài bản nhé. 

Co ngót của lớp vữa tô

Mái nhà bị nứt cũng có thể là do co ngót lớp vữa tô. Trong quá trình trộn nữa, trộn hồ không đều hoặc thi công trát trần không đúng kỹ thuật, không sử dụng lưới mắt cáo bảo vệ tường hoặc do thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến chất lượng mặt trát. Vì vậy, bạn cần lưu ý quy trình này nhé.

Trồng cây trên mái nhà

Trong thiết kế nhà hiện nay, việc đưa cây xanh vào công trình là việc không còn quá xa lạ trong kiến trúc. Với một số kiểu kiến trúc thường đưa cây xanh lên mái nhà để mang đến một không gian xanh mát, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên nhiều trường hợp mái nhà sẽ chịu những tác động nhất định khi phương án đưa cây xanh lên mái nhà không đảm bảo, việc này sẽ gây ra tình trạng mái nhà bị nứt cũng như công tác chống thấm của ngôi nhà.  

Vật liệu chống thấm không đảm bảo

Việc lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng cho công trình là rất quan trọng, nếu mái nhà sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng thì nước sẽ bị thấm, đây cũng là nguyên nhân gây nên mái nhà bị nứt. Vì vậy bạn cần lựa chọn vật liệu chống thấm đến từ đơn vị cung cấp vật liệu uy tín, có thương hiệu, đồng thời tìm kiếm đơn vị xây dựng có kinh nghiệm cao, đảm bảo khâu giám sát nghiêm ngặt để tránh trình trạng này xảy ra nhé.

Mái nhà bị nứt

Khắc phục trần nhà bị nứt

Cách khắc phục mái nhà bị nứt hiệu quả nhất

Khắc phục mái nhà bị nứt do nứt lớp trát

Đối với những vết nứt hồ (vữa) thì biện pháp khắc phục khá đơn giản bạn có thể tự thực hiện mà không cần thuê những người có chuyên môn. Với phương pháp khắc phục này, bạn chỉ cần dùng ống xilanh bơm keo chống nứt trực tiếp vào đường nứt. 

Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào kích thước của những vết nứt mà bạn sẽ sử dụng những phương án và chất liệu xử lý phù hợp hơn. Nếu những vết nứt rộng hơn 0,5mm, độ dày bê tông >= 30cm thì bạn không thể bơm keo chống nứt thông thường mà phải sử dụng keo. máy bơm keo epoxy áp lực cao. Hoặc bạn có thể xử lý bằng cách róc hết lớp vữa trên trần nhà, sau đó tạo bề mặt xù xì cho mái để tăng khả năng bám dính rồi mới trát lại.

Với phương pháp này sẽ khá tốn thời gian thi công lâu, giá thành cao hơn các phương pháp khác, vì vậy, tùy vào mức độ nghiêm trọng của các vết nứt bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phụ hợp nhất nhé.

Đối với các căn hộ chung cư

Đối với những căn hộ chung cư, việc bị thấm dột từ hệ thống nhà vệ sinh hay bể chứa nước từ tầng trên không còn quá xa lạ đối với những căn hộ tầng dưới. Trong trường hợp trần chỉ mới bị ố vàng bạn có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ là có thể xử lý được các vết nứt nhỏ này.

Tuy nhiên, trường hợp trần nhà bị thấm nước gây ra tình trạng rò rỉ, dột thì phải khắc phục bằng cách phá bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Dùng sợi thủy tinh và keo chống thấm chuyên dụng để phủ lên bề mặt. Sau đó trát lại trần là có thể yên tâm sử dụng rồi. 

Đối với những vết nứt lớn

Đối với những vết nứt lớn có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng. Phương pháp này yêu cần bạn pha trộn hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm sau đó trám bít với độ dày ít nhất 1cm. 

Đối với các vết nứt nhỏ do sơn sai kỹ thuật

Trong trường hợp này bạn cần phải đục lớp hồ cũ ra dọc theo đường nứt rồi làm ẩm mái và chát xi măng lên, cuối cùng là quét sơn chống thấm đạt chuẩn.

Khắc phục trần nhà bị nứt do sơn sai kỹ thuật

Khắc phục mái nhà bị nứt do sơn sai kỹ thuật

Trên đây là nguyên nhân các biện pháp khắc phục tình trạng mái nhà bị nứt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử lý những mái nhà bị nứt, cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong những phút vừa qua.