Tin tức

Phương pháp trát tường phẳng chi tiết, đúng kỹ thuật

Phương pháp trát tường phẳng đúng quy trình

Khi nhắc đến trát tường phẳng, nhiều người nghĩ rằng nó rất đơn giản, không có yêu cầu nhiều về kỹ thuật. Tuy nhiên, để trát được bức tường phẳng, đẹp thì cần phải có phương pháp và những lưu ý về công tác chuẩn bị cũng như kỹ thuật trát và nghiệm thu sau khi thi công. Vậy phương pháp trát tường phẳng đúng kỹ thuật như thế nào? để đảm bảo các yếu tố, tránh những hệ lụy trong thời gian sử dụng. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để biết được những lưu ý khi trát tường phẳng nhé!

Phương pháp trát tường phẳng đúng quy trình

Phương pháp trát tường phẳng đúng quy trình

Vì sao cần phải trát tường phẳng?

Vì sao cần phải trát tường phẳng? Nếu tường trát không phẳng có ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình cũng như tính thẩm mỹ không?

Lớp trát có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong các công trình xây dựng bởi nó có tác dụng bảo vệ công trình khỏi các tác nhân gây hại của môi trường, bảo vệ kết cấu bên trong. Hơn nữa, trát tường phẳng cũng là một trong những yếu tố quyết định độ bền, tuổi thọ của công trình và an toàn cho mọi người trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, tường được trát phẳng còn đảm bảo tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho công trình.

Một công trình nếu như không được trát, lâu ngày sẽ xuất hiện rêu mốc và bị ẩm thấp khiến kết cấu bị ảnh hưởng, mất đi vẻ đẹp vốn có. Không những thế, rêu mốc và ẩm thấp kéo dài sẽ khiến vi khuẩn gây hại phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Do đó, “giá trị” của lớp trát chính là bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu, giúp công trình được bền đẹp hơn khi sử dụng. Hãy thử tưởng tượng nếu không có phương pháp trát tường phẳng thì công trình sẽ gồ ghề như thế nào? Cho nên trát tường là điều không thể thiếu đối với mỗi công trình.

Trước khi trát tường phẳng cần chuẩn bị những gì?

Để đảm bảo tường được thẳng thì phương pháp trát tường phẳng phải đúng quy trình và kỹ thuật. Do đó, trước khi trát tường cần chuẩn bị những điều sau:

Chuẩn bị bề mặt tường được trát

Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường thì tiến hành công đoạn trát. Điều này nhằm bảo vệ hệ thống dây, ống trong tường và đảm bảo được tính thẩm mỹ của công trình. Do vậy, trước khi trát cần phải làm sạch, cọ rửa bụi bẩn, dầu mỡ và làm ẩm bề mặt trát để đảm bảo lớp vữa bám chắc. Hơn nữa, công đoạn làm ẩm tường giúp tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát.

Đối với trần bê tông, cần phải xử lý bề mặt, tạo độ nhám bằng cách dùng vữa xi măng cát vàng để vẩy một lớp mỏng trước khi tiến hành trát tường.

Công tác trộn vữa

Công tác trộn vữa trước khi tiến hành trát tường

Công tác trộn vữa trước khi tiến hành trát tường

Để trộn vữa được dễ dàng thì dụng cụ trộn được chuẩn bị là cuốc lưỡi tròn, xẻng đầu vuông, xô, xe cút kít, xe cải tiến, rây sàng lọc xi măng, bột màu,…

Vữa đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng là khi các nguyên vật liệu cấu thành nó đạt tiêu chuẩn.

  • Cát phải được sàng kỹ qua lưới có kích thước là 1.5 x 1.5 m. Điều này giúp tránh bị lẫn các tạp chất như bùn, bụi, đất,…và loại bỏ được chúng để bề mặt trát được phẳng, không bị nứt hay nổ.
  • Vữa phải trát đúng định mức và thường là mác 75. Theo phương pháp trát tường phẳng, nếu vữa không đúng định mức sẽ không đảm bảo chất lượng, vữa kém bám dính do ít xi măng hoặc bị giòn do quá nhiều xi măng.
  • Thông thường, định mức trộn vữa tam hợp cát vàng mác 75 sẽ được trộn theo định mức sau: 291,03 kg xi măng, 51 kg vôi bột và 3 m3 cát vàng.
  • Ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như phòng vệ sinh, nhà bếp thì phải dùng vữa xi măng cát có mác từ 7.5 trở nên hoặc vữa có khả năng chống thấm để tăng khả năng chống thấm và bám dính của lớp trát.

Công tác trộn vữa được tiến hành như sau:

  • Trộn cát với xi măng thành một hỗn hợp đều màu rồi tiến hành trộn với nước để tạo thành vữa. Dù là vữa vôi hay vữa tam hợp cũng đều được tiến hành như vữa thông thường.

Công tác đắp mốc

Công tác đắp mốc

Công tác đắp mốc

Trước khi tiến hành trát tường cần phải đặt mốc, mốc phải được đặt chính xác sao cho mặt mốc phải nằm trên cùng.

Theo phương pháp trát tường phẳng, ở vị trí 2 gốc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần khoảng 20cm rồi đóng đinh vào 2 vị trí xác định.

Khi xác định được 2 góc thì tiến hành căng dây sao cho cứ cách nhau 2m lại đóng 1 đỉnh và mũi đinh vừa chạm dây dọi.

Dùng đinh hoặc cột vữa để đánh dấu mốc vữa trát tránh trường hợp vữa được trát không đều. Và các cột vữa sẽ có bề rộng từ 8cm đến 12cm và cách nhau khoảng 2cm, chiều cao cột vữa bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.

Phương pháp trát tường phẳng đẹp, đúng quy trình

  • Trước khi tiến hành trát tường cần phải chuẩn bị dụng cụ trát như bay, bàn xoa, thước,….
  • Trên bề mặt tường nếu xuất hiện những chỗ lồi thì phải đục và những chỗ lõm thì đắp để đảm bảo bề mặt tường được phẳng. Đối với những chỗ đục thì có thể vẩy vữa lên mặt tường nhưng phải đảm bảo vữa bám thành lớp mỏng.
  • Với phương pháp trát tường phẳng, vữa sau khi cho lên mặt tường cần phải được trát từ trên xuống dưới. 
  • Tùy thuộc vào yêu cầu về thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại kết cấu và loại vữa sử dụng mà có lớp vữa có chiều dày phù hợp.
  • Đối với việc trát vữa ở trần thì chiều dày sẽ dao động trong khoảng từ 10mm đến 12mm.
  • Đối với việc trát tường thì chiều dày lớp vữa thông thường không nên vượt quá 12mm, 15mm đối với yêu cầu trát chất lượng cao và với yêu cầu đặc biệt thì không quá 20mm.
  • Vữa phải được trát thành từng lớp mỏng, sau khi khô mới tiếp lớp hoàn thiện. Khi trát vữa cần dùng thước để cán phẳng vữa theo chiều từ dưới lên, những chỗ lõm cần dùng bay để thêm vữa và dùng bàn xoa để trát lại.
Phương pháp trát tường phẳng

Phương pháp trát tường phẳng

  • Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô quả trám có cạnh 60mm, vạch sâu khoảng 3mm để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo. 
  • Đối với việc trát nhiều lớp thì cần đợi mặt trước se rồi mới tiến hành trát lớp tiếp theo, nếu mặt lớp trát trước quá khô cần làm ẩm trước khi trát tiếp.
  • Sau khi dùng bay để vào vữa thì cần dùng bàn xoa để xoa cho phẳng. Đối với khu vực đã trát thì dùng thước cán theo chiều từ dưới lên để tạo sự đồng đều giữa các lần trát..
  • Trong quá trình trát cần phải rọi đèn liên tục để kiểm tra độ phẳng của mặt trát.

Phương pháp bảo dưỡng tường sau khi trát

Để đảm bảo tường sau khi trát không có những khuyết tật thì cần phải tiến hành bảo dưỡng:

  • Không va chạm vào vị trí mới trát hay không dùng vật nhọn cào lên bề mặt đã trát.
  • Cần tưới nước bề mặt trát sau vào ngày thi công.
  • Để không làm mất đi tính thẩm mỹ cần dùng dụng cụ để che bề mặt tường lại trong khoảng 2 đến 3 ngày tránh bị mưa, nắng ảnh hưởng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp trát tường phẳng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những yêu cầu và tiêu chuẩn của lớp trát trước và sau khi thi công để có bức tường đẹp và đạt yêu cầu về chất lượng.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]