chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Cách tính giá xây nhà đơn giản, chi tiết nhất hiện nay

Cách tính giá xây nhà hiện nay

Cách tính giá xây nhà được xem là một trong những cách tính tốt nhất và mang lại độ chính xác cao trong quá trình xây dựng nhà ở. Việc tính giá này giúp gia chủ có thể xác định được chi phí thi công xây dựng mà mình cần phải chuẩn bị và yên tâm hơn khi giao hết toàn quyền quyết định cho nhà thầu mà không lo phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Vậy giá xây nhà được tính như thế nào mới chính xác? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tính toán chuẩn xác nhất giá xây nhà nhé!

Nhu cầu hướng dẫn về cách tính giá xây nhà của chủ đầu tư

Trong quá trình tư vấn thiết kế và thi công trọn gói cho hàng trăm gia chủ trên khắp mọi miền đất nước, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều chủ đầu tư còn bối rối trong việc lập bản kế hoạch cũng như dự toán chi phí thi công xây dựng. Xảy ra tình trạng này là do chủ đầu tư còn chưa hiểu rõ về những hạng mục cần phải tính và cách tính giá xây nhà.

Thấu hiểu được những khó khăn mà gia chủ chưa thể giải quyết, bên cạnh việc tư vấn thiết kế, công ty chúng tôi cũng muốn chia sẻ đến mọi người cách tính giá xây nhà cũng như giới thiệu quy trình xây dựng trọn gói để chủ đầu tư có thêm thông tin để tham khảo trước khi lập kế hoạch xây nhà.

Cách tính giá xây nhà hiện nay

Cách tính giá xây nhà hiện nay

Cách tính giá xây nhà ở các hạng mục 

Cách tính giá xây nhà như thế nào cho đúng và tiết kiệm có lẽ là câu hỏi của hầu hết các gia chủ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Dưới đây là một số cách tính được áp dụng phổ biến ở hầu hết các công trình xây dựng hiện nay.

Phương pháp bóc tách khối lượng và lập bảng dự toán chi tiết

Để có thể dự toán chi tiết được chi phí thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư cần phải có bản thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh. Sau khi có bản vẽ thiết kế công trình, nhà thầu sẽ bóc tách khối lượng và lập bảng dự toán chi tiết công trình.

Bóc tách khối lượng xây dựng công trình là việc xác định khối lượng công tác thi công xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán và kiểm tra dựa vào cơ sở kích thước, số lượng đã quy định sẵn trong bản vẽ trước đó. Như vậy, dựa trên quy mô công trình mà có thể dự toán được một cách chi tiết và chính xác nhất.

Cách tính giá xây nhà giúp tính chính xác chi phí cần dùng cho mỗi hạng mục, nhờ đó mà chủ đầu tư có thể chủ động và hạn chế được rủi ro về kinh tế ở mức thấp nhất. Nếu gia chủ không am hiểu về chi phí vật tư xây dựng cũng như cách tính giá nhân công thì phương pháp bóc tách khối lượng và dự toán chi phí sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc đọc hiểu và triển khai thực hiện. Nhất là những chủ đầu tư không có điều kiện giám sát thi công xây dựng đối với nhà thầu xây dựng.

Cách tính giá xây nhà theo m2

Sau khi bóc tách khối lượng và lập bảng dự toán chi tiết, nhà thầu sẽ tiến hành tính giá xây nhà theo m2. Các hạng mục có trong tính giá nhà gồm tính diện tích các phần như nền, tường bao, tường ngăn, trần nhà,… và tính chi phí móng.

Cách tính diện tích

Đối với diện tích tầng trệt được tính bằng 100% giá.

Đối với diện tích tầng lầu được tính bằng 100% giá. Dựa theo bản thiết kế có bao nhiêu tầng thì nhân lên bấy nhiêu.

Đối với mái tôn sẽ được tính bằng 20% đến 30% diện tích, mái BTCT được tính bằng 40% đến 50% diện tích và mái ngói đổ bê tông được tính bằng 70% đến 100%.

Đối với sân thượng và sân nhà đều được tính bằng 50% diện tích, còn sân thượng có giàn phẹt được tính bằng 60% diện tích.

Nếu nhà có tầng thì sẽ được tính như sau: tầng hầm sâu khoảng từ 1m đến 1.3m thì tính bằng 130% diện tích, tầng hầm sâu hơn 1.3m và nhỏ hơn 1.5m thì tính bằng 150% diện tích, tầng hầm sâu hơn 1.5m và nhỏ hơn 1.8m thì tính bằng 180% diện tích. Còn tầng hầm sâu hơn 1.8m thì được tính bằng 210% diện tích.

Cách tính giá xây nhà theo m2

Cách tính giá xây nhà theo m2

Cách tính chi phí móng

Đối với móng đơn thì chi phí đã bao gồm trong đơn giá xây dựng. 

Đối với móng băng một phương được tính bằng 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

Đối với móng băng hai phương được tính bằng 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.

Đối với móng cọc (ép tải) = (250.000 VNĐ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 20.000.000 VNĐ) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 (+sân) x đơn giá phần thô).

Đối với móng cọc (khoan nhồi) = (450.000 VNĐ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 (+sân) x đơn giá phần thô).

Cách tính giá xây nhà theo m2

Đối với những gia chủ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thì việc tính toán chi phí sẽ khiến gia chủ gặp khó khăn. Do đó, để đơn giản hoá cách tính giá xây nhà và giúp gia chủ có thể khái quát tổng thể về chi phí xây dựng một cách nhanh chóng thì các đơn vị tư vấn thiết kế và thi công đang áp dụng cách tính chi phí xây nhà theo m2. Cách tính giá này dựa trên những kinh nghiệm tính toán đã được đúc kết qua nhiều công trình xây dựng.

Hiện nay, đơn giá xây nhà ở các thành phố hoặc một số tỉnh thành lân cận như sau:

  • Đơn giá xây dựng phần thô có giá dao động từ 3.000.000 VNĐ/m2 đến 4.500.000 VNĐ/m2.
  • Đơn giá xây nhà trọn gói có giá dao động từ 5.500.000 VNĐ/m2 đến 6.500.000 VNĐ/m2.

Đơn giá này cao hay thấp còn phụ thuộc vào quy mô, loại hình công trình xây dựng. Chính vì vậy, các bạn có thể tham khảo đơn giá này để tính chi phí xây dựng.

Ví dụ: công trình có quy mô 3 tầng, sử dụng mái chéo BTCT với mặt tiền sâu 5m, sâu 20m và đua hai ban công sâu 1.2m.

Diện tích công trình thi công xây dựng được tính như sau:

  • Diện tích móng băng = 5 x 20 x 50% = 50 m2
  • Diện tích đất sử dụng = 5 x 20 x 3 x 100% = 300 m2
  • Diện tích ban công = 5 x 1.2 x 2 x 70% = 8.4 m2
  • Diện tích mái chéo BTCT = 5 x (20+1.2) x 50% = 53m2

=> Tổng diện tích công trình xây dựng = 50 + 300 + 8.4 + 53 = 411.4 m2

Do đó

Chi phí nhân công xây dựng = 411.4 x 1.200.000 = 493.680.000 VNĐ (đối với những công trình sâu trong hẻm nhỏ thì chi phí nhân công sẽ nhân với hệ số 1.1).

Chi phí xây thô = 411.4 x 4.000.000 = 1.645.600.000 VNĐ.

Chi phí xây trọn gói = 411.4 x 6.000.000 = 2.468.400.000 VNĐ.

Cách tính giá xây nhà trên chỉ có thể tính khi bạn đã có bản vẽ thiết kế công trình. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể dự toán đúng được chi phí xây dựng công trình để tránh tình trạng phát sinh chi phí. 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Bài viết cùng chuyên mục